headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 27/04/2024 - Ngày 19 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

ĐẬP NÁT CỐT HƯ KHÔNG

Thời niên thiếu, Quốc sư Mộng Song từ xa ngàn dặm đến kinh đô tham học với thiền sư Nhất Sơn. Một hôm đến phương trượng xin chỉ dạy :
- Đệ tử chưa sáng được việc lớn, xin thầy chỉ thẳng.

Thiền sư Nhất Sơn nghiêm trọng đáp :
- Tông ta không có ngôn cú, cũng không một pháp cho người.

Xem tiếp...

MỘT ÔNG PHẬT TÔN QUÝ

Có hai huynh đệ cùng tham thiền học đạo, sư huynh giữ gìn giới luật rất kỹ, không bao giờ phạm giới nào. Sư đệ sống lười biếng lại còn ưa uống rượu. Một hôm, sư đệ đang uống rượu, sư huynh vừa từ cửa phòng đi qua, sư đệ bèn gọi :
- Sư huynh ! Vào đây uống một chén coi !
Sư huynh nhìn sư đệ bằng một con mắt khinh thường, mắng :
- Đồ hư đốn, đã xuất gia làm tăng mà không giữ giới rượu !

Xem tiếp...

GẬY VÀ HÉT

Các thiền sư ngày xưa, trong tay hay cầm thiền trượng để làm uy tín tượng trưng lãnh chúng. Cây gậy của các thiền sư không phải lúc nào cũng dùng để đánh người, chỉ khi nào nghiên cứu hội thảo về một vấn đề, có khi biểu thị nhè nhẹ một lần, để tượng trưng thưởng hay phạt. Người học thiền trong tông môn đời sau, nếu ở chỗ ông thầy bị thất bại, bị bác bỏ, đó gọi là ăn gậy. Hét là một tiếng quát to, biểu thị ý nghĩa trách phạt, tác dụng của gậy và hét giống nhau.

Xem tiếp...

DA TRONG XƯƠNG

Có một vị học tăng ngồi bên am thấy một con rùa bèn hỏi thiền sư Đại Tùng :
- Chúng sanh đều là xương trong da, vì sao con rùa lại da trong xương ?
Thiền sư Đại Tùng nghe xong, không đáp, chỉ cởi giày cỏ của mình để trên lưng rùa.
Vì cử chỉ này của Đại tùng mà thiền sư Thủ Đoan có làm một bài tụng :

Xem tiếp...

PHIỀN NÃO CỦA PHẬT

Có một vị cư sĩ hỏi thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm :
- Đức Phật có phiền não không ?
Triệu Châu đáp :
- Có.
- Đức Phật là người giải thoát, vì sao còn có phiền não ?
- Vì ông chưa được độ.

Xem tiếp...

NGHE

Có lần tướng quốc Đỗ Hồng Tiệm luận đạo với thiền sư Vô Trụ ở sau tự viện, có con quạ đậu trên cây trước sân kêu. Thiền sư Vô Trụ hỏi tướng quốc : “Có nghe tiếng quạ kêu không ?”. Tướng quốc đáp : “Nghe”.
Bỗng dưng con quạ bay đi, thiền sư Vô Trụ lại hỏi tướng quốc : “Có nghe tiếng quạ kêu không ?”. Tướng quốc đáp : “Không”. Thiền sư Vô Trụ nói :
- Hiện bây giờ ta vẫn nghe tiếng quạ kêu.
Tướng quốc nghe xong, kinh ngạc, hỏi :
- Quạ đã bay đi rồi, không còn tiếng kêu, vì sao thầy nói vẫn nghe tiếng quạ kêu ?

Xem tiếp...

KHÔNG ĐƯỢC MỘT PHÁP

Có lần thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch hỏi thiền sư Song Phong :
- Gần đây sư đệ có chỗ thấy thế nào ?
Song Phong đáp :
- Theo chỗ biết của tôi, thật không được một pháp nào !
- Như thế ông vẫn còn kẹt trên trần cảnh ?
- Ông cho rằng không được pháp nào, thật ra đã có được một pháp.

Xem tiếp...

LÀ CÁI GÌ ?

Thiền sư Vân Cư ở chỗ thiền sư Động Sơn Lương Giới cất một thảo am, sống tu một mình. Có lần mười ngày không thấy sư đến trai đường dùng cơm, thiền sư Động Sơn hết sức quan tâm và cũng rất lấy làm lạ, bèn gọi sư đến hỏi :
- Những ngày qua sao không thấy ông đến trai đường dùng cơm ?
Thiền sư Vân Cư vô cùng phấn khởi tự đắc nói :
- Mỗi ngày đều có thiên thần đem cơm đến cho con !

Xem tiếp...

TÂM VÀ TÁNH

Có vị học tăng đến chỗ Quốc sư Huệ Trung - Nam Dương tham học, hỏi :
- Thiền là tên khác của tâm, mà tâm là chơn như Phật tánh, ở Phật không thêm, ở phàm không bớt. Các Tổ sư Thiền tông đem tâm này đổi thành tánh, xin hỏi thiền sư, tâm và tánh khác nhau thế nào ?
Huệ Trung không chút che giấu, nói :
- Khi mê thì có khác, khi ngộ thì không khác.

Xem tiếp...

THẬT GIẢ – NÓI DỐI

Có lần thiền sư Đạo Quang hỏi thiền sư Đại Châu Hoài Hải :
- Thưa thiền sư ! Bình thường thầy dụng công, là dùng tâm nào tu hành ?
Đại Châu đáp :
- Lão tăng không có tâm để dụng, không có đạo để tu.
- Nếu không có tâm để dụng, không có đạo để tu, vì sao mỗi ngày nhóm chúng khuyên người tham thiền tu đạo ?
- Lão tăng tôi trên không có miếng ngói để che, dưới không có đất cắm dùi, làm gì có chỗ để nhóm chúng ?

Xem tiếp...