headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 28/03/2024 - Ngày 19 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

ĐỜI SỐNG VIỆN CHỦ

vienchuchonkhongĐã trải bao năm, những nỗi thăng trầm của Tu viện Chơn Không, người chủ nhân ấy như thế nào cũng phải được biết qua. Người chính là linh hồn Tu viện là vị Viện chủ Chơn Không.
Viện chủ  Chơn Không có đời sống thường nhật như thế nào trong suốt mười năm qua? Đó là những việc rất tầm thường, nhưng cũng phải được biết qua. Những việc ấy là: ăn, mặc, ở và làm việc.

Một Viện chủ, về việc ăn, mặc không thể tự lo lấy, đây là điều tất yếu. Nên phải có người thay lo cho mặt này, đó là Thị giả.

Xem tiếp...

CẢNH GIỚI CHƠN KHÔNG

canhgioichankhongThành lập Tu viện xong, Thầy đặt tên là CHƠN KHÔNG. Tu viện Chơn Không.

Tên này mang hai ý nghĩa.

Trước hết tên này là một kỷ niệm trong thời gian huân tu đã qua. Khi Thầy khắc khoải trên hướng đi tìm đường thoát ly sinh tử. Dạo ấy, tức vào năm 1968, một hôm khi nỗi lòng thiết tha của Thầy đã đến độ cao tột thì duyên lành đến, Thầy chợt nhận ra “Thật”. Ngay đó cảnh giới Chơn Không bày hiện trong lòng. Cảnh giới ấy đã hòa quyện lấy Thầy và bao nhiêu niềm khắc khoải ưu tư trên đường sanh tử đều tan biến. Nẻo giải thoát mở toang thông thống.

Xem tiếp...

KIẾN TRÚC GIÀ LAM

Ngôi Thiền đường

Từ Pháp Lạc thất đã mở một con đường trước đó hướng về phía Tây Nam khoảng 50m, lên một ngọn đồi nhỏ. Từ điểm đồi này mở một lối thẳng góc hướng vách núi, với độ dài khoảng 30m. Chính nơi đây được chọn làm nền Thiền đường.

Để đắp nền cho một ngôi nhà trên núi thật là khó khăn. Nền càng lớn lại càng khó hơn. Nền Thiền đường tương đối rộng dài (9m x 15m). Việc sắp đá làm nền đòi hỏi phải là thợ mới được và xây cất bằng vật liệu nặng, nên thợ đá, thợ hồ cùng hợp tác.

Việc làm nền phải mất nhiều thời gian, sau đó mới có thể lên tường xây bằng đá chẻ. Nhìn dáng tường đá trông thật vững vàng, thật mạnh mẽ, tỏ ra một sức mạnh tiềm tàng đang hồi trỗi dậy.

Xem tiếp...

Pháp Lạc Thất

phaplacthat2 Tiền thân của Tu viện Chơn Không

Thầy ra Vũng Tàu được Thượng tọa Thích Tịnh Viên Trụ trì Linh Sơn Cổ Tự giới thiệu một khu đất rừng trên núi Lớn. Xem qua Thầy thấy thích hợp và quyết định cất thất tại đây.

Vào tháng 4 năm 1966, Thầy khởi công cất thất.

Xem tiếp...

Duyên khởi và tính bất khả phân của hiện tượng

duyenkhoi2Trịnh Xuân Thuận (Lê Công Đa chuyển ngữ)

 
Ý niệm về duyên khởi là cái nhìn trung tâm của Phật giáo về bản chất của thực tại. Nó chỉ rõ rằng “không có gì hiện hữu một cách tự thân, hoặc do bởi chính nó”. Một vật thể chỉ có thể được xác định do bởi những vật thể khác và chỉ hiện hữu trong mối liên hệ cùng nhau. Nói một cách khác, cái này sinh bởi vì cái kia sinh…

1. Trung đạo

 Duyên khởi là tất yếu trong sự xuất hiện của hiện tượng giới. Kinh nghiệm sống hàng ngày khiến chúng ta cho rằng mỗi sự vật đều sở hữu một cái gì đó có thực, độc lập khách quan, và có vẻ như chúng hiện hữu bởi chính nó với những bản sắc tự thân. Thế nhưng Phật giáo quan niệm rằng cách nhìn thế giới hiện tượng như vậy chẳng qua chỉ là do tâm tạo.

Xem tiếp...

VÔ THƯỜNG GIỮA LÒNG THỰC TẠI

trinhxuanthuanTrịnh Xuân Thuận

Phật giáo phân chia ra hai loại vô thường, thô và tế. Thô bao gồm tất cả những đổi thay hiển nhiên của cả con người và sự vật mà chúng ta chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày: sự đổi mùa, núi mòn sông lở, quá trình biến đổi từ tuổi trẻ đến tuổi già, những tình cảm luôn biến chuyển trong ta.

Xem tiếp...

Ba đại nguyện của Phu nhân Thắng Man

phunhanthangmanChân Hiền Tâm

Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện: “Nguyện cùng phu nhân sinh ra chỗ nào cũng cùng chung hạnh nguyện”. Phật thọ ký cho đại chúng được như nguyện rồi, phu nhân lại phát tiếp ba Đại nguyện. Với đức Phật, “ba nguyện này là chân thật quảng đại. Các nguyện nhiều như cát sông Hằng của chư Bồ-tát đều nằm trong ba nguyện này”. Ba nguyện là:

Xem tiếp...

Giờ con đã nhận ra

thuyetphapChánh Phúc Đạt

Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có tuổi thơ rồi lớn dần theo thời gian mà thành một người trưởng thành trong xã hội này. Ai cũng nói rằng, nhắc tới tuổi thơ là nhắc tới những tháng ngày không tì vết. Nhưng với tôi, quá trình đó có tiếng khóc râm ran, có tiếng cười rả rích, có cả những buồn tủi của thời trẻ dại, có những vết thương ngoài da hòa lẫn với máu và nước mắt.

Tuổi thơ của tôi đã từng trải qua những vết thương nhỏ trong tâm trí của một đứa trẻ. Trong khi những người bạn cùng trang lứa lại được hưởng thụ sự hồn nhiên, vô lo, vô nghĩ, có thể sống an nhiên giữa vòng bao bọc của mọi người.

Xem tiếp...

Bản chất cua việc cầu cơ

caucoĐại sư Ấn Quang – Như Hòa chuyển ngữ

Cầu cơ đa phần là linh quỉ giả mạo tiên, Phật, thần, thánh. Con quỷ nào kém cỏi sẽ không có sức thần thông ấy. Quỷ nào khá hơn sẽ biết được tâm người. Vì thế nó có thể mượn đến tri thức và sự thông minh của con người. Ông Kỳ Văn Đạt bảo: “Cầu cơ đa phần là linh quỷ giả vờ. tôi và anh là Thản Nhiên[1] hầu cơ bút. Tôi làm được thơ nhưng viết chữ xấu. Khi tôi hầu cơ thì từ mẫn tiệp, chữ viết nguyệch ngoặc. Thản Nhiên hầu cơ thì từ tầm thường, chữ viết ngay ngắn, cứng cỏi. Quỷ giả mạo cổ nhân, hỏi đến những điều bí hiểm sâu kín trong những tác phẩm của cổ nhân, bèn bảo niên đại quá lâu, không còn nhớ được. Do vậy biết không phải thật”.

Xem tiếp...

Nhân duyên tu thiền

tuthien2Chánh Trí Phước

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hồng Ngự, một huyện gần biên giới Campuchia của Đồng Tháp.

Tôi có phước hơn những đứa trẻ khác là được ba mẹ chăm sóc lo lắng đầy đủ, cho ăn học đàng hoàng.

Gần nhà tôi có bà Út bán quán nước. Bà hay mở các bài pháp của các vị sư vào buổi trưa. Nhà bà cách xa nhà tôi nhưng bà mở loa thật to nên cả xóm đều được nghe Phật pháp. Thế là sau khi ăn cơm trưa, tôi lại được nghe Phật pháp miễn phí. Tôi thích nghe giảng Phật pháp khi còn học ở cơ sở. Chẳng hiểu sao lúc đó lại thích nghe như vậy.

Xem tiếp...

Buông Xả và Buông Lung

buongxaChánh Hùng Lực

Người tu Phật chúng ta, ai ai cũng biết đến hai từ buông xả và buông lung. Thống khổ thay, buông lung thì thuận dòng sinh tử mà buông xả thì ngược dòng đối với chúng sinh đang chìm trong biển khổ. Biết rằng buông xả là an vui, là tự tại giải thoát, còn buông lung là sầu khổ, là đắm chìm, là trôi dạt khó có ngày cùng, bị ngũ dục nhận chìm trong lục đạo luân hồi, nhưng ít ai chịu buông xả mà chỉ thích buông lung.

Xem tiếp...