headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Chẳng phải là việc làm không đâu

httinhvanHT Tinh Vân - Trích góp từ bản dịch “Nghĩa Tình Trân Quý".” của SC Hạnh Đoan

Hồi tôi mới xuất gia, pháp sư Hợp Trần từng nói một câu: “Một cá nhân thà rằng không có gì, nhưng không thể không có lòng từ bi”. Khiến tôi thấm thía sâu sắc và cảm thấy từ bi chính là điêu kiện xưa nay cần có để làm người.

Lúc tôi còn bé, được mẹ kể chuyện đời xưa, có một ông lão cô độc bơ vơ không chỗ nương, tôi nghe xong, lòng rất xốn xang, ngồi núp dưới gầm bàn khóc ti tỉ, năn nỉ người nhà đi cứu tế cho ông, mặc ai nấy khuyên giải dỗ dành, tôi vẫn không nín khóc. Cho đến tận nửa đêm, mọi người đành hứa sẽ mua một phần quà cho tôi đem đi biếu, tôi mới chịu nín.

 

Năm tôi 10 tuổi, phụ thân vì sinh kế rời làng đi làm ăn xa, năm dài tháng rộng, ông luôn vắng nhà. Ngày nọ bỗng thấy ông về, tôi nghĩ đến cảnh ông đêm ngày gian khổ, không ngăn được niềm thương dào dạt trong tâm, lệ rơi đầm đìa. Sau đó tôi chịu khó đi mót đồ lặt vặt để gia đình có đồ dùng thêm, hy vọng nhờ những việc làm phụ này có thể giúp cha giảm bớt nhọc nhằn.

Sau đó mẫu thân tôi ngọa bịnh thường xuyên, tôi vì muốn bà vui, hằng ngày khi làm việc xong, những lúc rảnh, tôi ở cạnh bên đọc các chuyện nhi đồng nho nhỏ cho bà nghe. Mẹ tôi không biết chữ, nhưng hễ tôi đọc sai, thì bà giúp chỉnh đúng ngay.

Trong nhà sự việc lớn nhỏ, tôi cũng tự động tìm thấy mà làm, không phải để bà phải bận tâm lo. Người trong làng đều khen tôi là một đứa trẻ hiếu thuận. Còn tôi thì cảm thấy đây là điểm mà người ta cần tận lực, dốc sức.

Năm 12 tuổi, tôi cắt ái từ thân, sau khi vào chùa xuất gia, tôi thờ sư trưởng như cha mẹ, kính nhường đồng song, vì huynh đệ mà lao nhọc phục vụ. Tôi lấy giáo làm mệnh, lấy chúng làm mình, hy sinh phụng hiến, không mưu cầu cho bản thân. Tự trong từ bi có được thể nghiệm rất sâu, là tình cảm thăng hoa bất đoạn.

Nhớ lại hồi 8, 9 tuổi quê nhà thiếu nước, láng giềng vì giành nước tranh giành, ầm náo đến không kết thúc. Đúng ngay lúc đó, có một người họ Giải bị té trước nhà tôi, con ông là Giải Nhân Bảo đến làm lớn chuyện, còn ngoan cố nói là do gia đình tôi làm phụ thân ông té chết, ý muốn chúng tôi bồi thường hậu sự.

Gia phụ tôi đôn hậu thực thà vì vậy mà bị quan phủ bắt đi, sau đó may nhờ Giải Nhân Bảo không dám ló mặt đến pháp đình đối chất nên cha tôi được phán vô tội, tha cho về.

Một trận hoạn nạn rối rắm đã kết thúc. Nhưng tâm tư bé nhỏ của tôi lúc đó ôm mối hận khó tiêu. Sau này y thất nghiệp một dạo, đời sống suy sụp, mẹ tôi đã không nhớ tới hiềm xưa, khuyên tôi năn nỉ ân sư tìm việc cho anh ta. Tôi khi đó trong lòng rất không ưng ý, nhưng chẳng thể trái lệnh mẫu thân, nên vẫn theo lời bà. Thế là lại nhẫn, giải oán hận, xin ân sư giúp cho hắn công việc làm, giải quyết vấn đề sinh kế cho cả nhà họ Giải.

Sau này, Đài Loan Quang Phục thắng lợi, ông Tưởng dùng đức báo oán, khiến người Nhật Bản thoát khổ diệt chủng vong quốc, tôi mới dần dần cảm nhận được biện pháp “dùng hỏa ngăn hỏa, đổ nước nóng mong ngừng sôi” không phải là hành vi đương nhiên, chẳng thể giải quyết vấn đề, chỉ có từ bi hỷ xả mới là tu hành tối đương nhiên, mới là tài phú tối quý báu trong thế gian.

Cổ huấn nói: Nhờ ấm áp, nên xuân hạ sinh sôi. Nhờ sương tuyết nên thu đông trưởng thành.

Trong biển người chìm nổi, thọ khổ thọ nạn, bị oan uổng khuất tất đều là “đương nhiên”, nhờ vào niềm tin kiên trì, chúng ta mới có thể tùy hoàn cảnh mà an, tùy duyên mà sống, tùy hỷ mà làm, tùy tâm mà trụ và tự tìm ra con đường thông thoáng cho bản thân. Trong thế gian này, cho người hoan hỷ, cho người tín tâm cũng đều là “đương nhiên”, chỉ có giữ chặt quyết tâm này, chúng ta mới có thể không tính toán được mất, chẳng quản đến nhục vinh, dốc hết sức mình, làm việc nên làm, vì tất cả đều là “đương nhiên” thôi.

Năm 1937, Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, chiến tranh bùng nổ, núi sông mỹ lệ bị tàn phá thảm thương dưới gót giày quân Nhật. Ruộng vườn nhà cửa hiền lành cũng làm mồi cho ngọn đuốc. Cha tôi bị mất tích trên đường đi buôn, ai cũng đoán là ông đã vong thân dưới lằn mưa đạn của quân Nhật.

11 tuổi, tôi theo mẹ đi khắp nơi tìm cha, những nơi đi qua chỗ nào cũng hoang tàn đổ nát, thây phơi ven đường, chứng kiến cảnh này, trong long tôi càng gia tăng ý niệm thù ghét quân Nhật. Mãi đến khi trưởng thành, tôi có cơ hội qua thăm Nhật Bản mấy lần, cuối cùng mối quốc thù gia hận không đội trời chung, dần được tháo bỏ.

Năm 1973, chính phủ lại mời thỉnh, vì xúc tiến giao lưu văn hóa hai nước Trung Quốc - Nhật Bản, tôi nhẫn nỗi đau chất chứa trong tâm, ra nhận chức hội trưởng Hội Phật Giáo Trung Nhật, lo liên lạc xúc tiến, cuối cùng thành, là “oan gia nên giải chẳng nên kết”. Quá khứ đau thương trong lịch sử cố nhiên không dễ bôi xóa nhanh, nhưng nếu cứ khư khư ôm thù chỉ làm tăng thêm oán hận. Chỉ có tuân theo lời giáo huấn của thánh nhân, ngăn chặn sai lầm ngay từ đầu. Dựa trên căn bản hai bên thông cảm cùng xúc tiến, hỗ trợ hợp tác, mới là đạo giữ an trường cữu.

Bạn chẳng thấy Đông Đức Tây Đức dẹp phá bức tường cao chót ngăn cách đôi bên và nối lại giao lưu cảm thông? Các nước Âu châu cũng xôn xao dẹp đi thành kiến quá khứ, để thiết lập thị trường cộng đồng, cùng ra sức nỗ lực. Thậm chí mối cừu hận kéo dài nhiều năm, cũng nhân đây thay đổi, khiến mọi người trong khoảng một niệm mà được hóa giải.

Nhẫn nại, thật sự là độ lượng cao nhã, tối tôn quý trong trời đất! Nhẫn nại đương nhiên là động lực tối vĩ đại đem đến hòa bình trong vũ trụ.

Nhớ lại từ lúc tôi biết nhận thức, thường thấy mẫu thân hay giúp láng giềng thân hữu giải nạn gỡ rối. Có người nói từng nói với bà: Hà tất phải quản lắm việc không đâu như thế? Mẫu thân nghe vậy liền nghiêm mặt đáp: “Giải nạn gỡ rối có thể giúp người sống mỹ mãn hài hòa, là việc rất quan trọng, sao có thể bảo là chuyện không đâu?”. Câu nói này đã khắc sâu vào tâm não tôi. Mưa dầm thấm lâu, nghe mãi quen tai, nhìn hoài quen mắt, cái gì thường nghe thấy thường bị ảnh hưởng, tôi cũng kế thừa bản tính này của mẫu thân. Rất ưa giúp người gỡ rối, giải quyết tranh chấp. Hơn nữa không phải là đồ chúng Phật Quang Sơn, tôi mới quan tâm, mà đối với tất cả tôi đều luôn hết lòng. Mỗi lần xong việc rồi, tôi được tận mắt chứng kiến hai bên giai đại hoan hỷ, lòng luôn nhớ đến mẫu thân từng nói: Dẹp nạn gỡ rối giúp người, chẳng phải là việc làm không đâu! Đây quả là một câu nói rất có trí tuệ.

 

 

[ Quay lại ]