headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 28/03/2024 - Ngày 19 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Thiền Sư LIỄU ĐẠT THIỆT THÀNH

(? - 1823)-(Đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế)

Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành hay Hòa thượng Liên Hoa. Hiện chưa biết tên họ thực, quê quán ở đâu, chỉ biết: Thiền sư Liễu Đạt là đệ tử Hòa thượng Minh Vật Nhất Tri, có lẽ Thiền sư Liễu Đạt qui y với Hòa thượng Nhất Tri ở chùa Kim Cang (Bình Thảo, Đồng Nai).

Trong thời gian Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc (cũng thuộc phái thiền Lâm Tế, đời 35) hoằng hóa ở chùa Từ Ân (Gia Định), từ năm 1744 đến năm 1821 Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được cử làm Thủ tọa ở chùa này.

Năm Đinh Sửu, niên hiệu Gia Long thứ 16 (năm 1817) vua xuống sắc, triệu Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành ra kinh đô Huế, cử làm Tăng cang chùa Thiên Mụ (1817-1823), trong thời gian này, Tăng cang Liễu Đạt còn được cử làm Pháp sư để thuyết giảng Phật pháp trong Nội cung của vua Gia Long. Mỗi tháng, Tăng cang Liễu Đạt phải vào nội cung 8 ngày để thuyết pháp cho Hoàng gia. Sau đó, vua phong cho Tăng cang Liễu Đạt Thiệt Thành danh hiệu là Hòa thượng Liên Hoa.

Hòa thượng Liên Hoa có tướng mạo oai nghiêm, tướng tốt (tướng hảo), thông minh, có tài thuyết giảng và biện luận về Phật pháp nên được nhiều Phật tử trong cung Nội và triều thần nhà Nguyễn kính phục và mến mộ tài đức.

Trong thời gian Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành hoằng hóa ở kinh đô Huế (vào khoảng năm 1821), Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc ở chùa Từ Ân (Sài Gòn) nói với đệ tử là Thiền sư Viên Quang Tổ Tông Trụ trì chùa Giác Lâm là Hòa thượng lo cho Sư Liễu Đạt không tránh khỏi mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên vì Thiền sư Liễu Đạt có tướng hảo, có tài thuyết giảng và khoa ăn nói, lại giảng giải trong nội cung, gần nhiều với nữ sắc quyền quí.

Ngày 20 tháng 11 năm Tân Tỵ (1821), Đại lão Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc viên tịch ở chùa Từ Ân, Thiền sư Liễu Đạt không hay biết việc này. Mãi đến đầu năm 1823, có các quan đại thần từ Gia Định ra kinh đô Huế dự lễ, Hòa thượng Liên Hoa mới biết được tin đó, và nhân đó mới có cớ để xin vua cho từ nhiệm ở chùa Thiên Mụ và ở kinh đô Huế về Gia Định. Sau cả tháng, Thiền sư Liễu Đạt mới được vua cho phép về Trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định…

… Năm Qúi Mùi (1823) Hòa thượng Liên Hoa lên chùa Đại Giác ở cù lao Phố, tỉnh Biên Hòa để nhập thất…

… bài kệ Niết-bàn do Hòa thượng Liên Hoa viết bằng mực đen trên vách chánh điện:

          THIỆT đức rèn kinh vẹn kiếp trần

          THÀNH không vẩn đục vẫn trong ngần

          LIỄU tri mộng huyễn chân như huyễn

          ĐẠT đạo mình vui đạo mấy lần.

Phía dưới có đề: Sa-môn Thiệt Thành hiệu Liễu Đạt.

Hay tin Hòa thượng Liên Hoa đã viên tịch, các quan tỉnh Biên Hòa và các quan thuộc dinh Tổng trấn ở Gia Định phải báo tin về triều và hợp nhau tổ chức tang lễ.

*

* *

Hòa thượng Liên Hoa hay Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt có các đệ tử nổi danh như:

- Thiền sư Tế Chánh Bổn Giác: sau là Tăng cang chùa Thiên Mụ (1823-1825), Tăng cang chùa Giác Hoàng đứng ra lo trùng tu chùa Quốc Ân và chùa Từ Ân.

- Thiền sư Tế Bổn Viên Thường (1769-1848) trụ trì chùa Long Quang và chùa Pháp Vân ở Thừa Thiên (Huế), và Tăng cang chùa Thiên Mụ.

- Thiền sư Tế Tín Chánh Trực trụ trì và trùng tu chùa Sắc Tứ Từ Ân và chùa Quốc Ân Khải Tường.

[ Quay lại ]